Con người sinh ra ai ai xùng phải giao tiếp với nhau, dù cách này hay cách khác thì mới tạo nên xã hội tương tác với nhau, cùng nhau phát triển. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
Hôm nay chúng ta tiếp tục 12 cách luyện kỹ năng giao tiếp- nói thế nào để người nghe cảm thấy sướng, thích đến nghe bạn nói.
Sử dụng từ bạn thay vì nhắc tên
Ở phần 1 kỹ năng giao tiếp tôi đã chia sẻ với các bạn rằng chúng ta nên sử dụng tên gọi của họ trong cuộc hội thoại. Thế nhưng trong này tôi có từ khác thay thế đó là từ: bạn. Bởi vì khi chúng ta nhắc tên họ thường xuyên quá thì không hay, thỉnh thoảng sử dụng thêm đại từ nhân xưng để đỡ bị nhàm chán.
Trong cuộc nói chuyện ta nên đề cập tới câu chuyện về họ, quan tâm đến họ, nói về vấn đề giải pháp cho họ. Sai lầm là chúng ta thường nói về mình tôi là thì sẽ trở nên nhàm chán, mọi người sẽ không muốn nghe.
Họ không thích nghe câu chuyện của ta, họ chỉ thích nghe câu chuyện của họ
Cho nên khi chúng ta kể câu chuyện của họ, mô tả cuộc sống của họ và sau đó đưa giải pháp cho họ, gợi ý cho họ thì họ sẽ thích hơn là nói về chúng ta.
Ngay cả khi chúng ta kể về câu chuyện của mình thì mục đích vẫn là để giúp họ giải quyết vấn đề của họ.
Kỹ năng nghe trong giao tiếp

Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng của người giao tiếp giỏi, chúng ta nói được, đôi khi ta im lặng lại để lắng nghe câu chuyện của họ ra sao. Chứ đừng nên thao thao bất tuyệt nói hết phần người khác.
Trong giao tiếp ta nên nói tương đồng mô hình tính cách DISC

Nếu bạn chưa hiểu mô hình tính cách DISC là gì hãy xem thêm tại đây https://youtu.be/esB1Y0EbTSA
Với nhóm D: nói nhanh, đi thẳng vào vấn đề
Nhóm I: cho họ cơ hội nói thật nhiều và hỏi họ thật nhiều
Còn Nhóm S: phải có sự vỗ về chăm sóc, va chạm, bắt tay
Nhóm C: đưa nhiều con số, công thức, cở khoa học, bằng chứng
Với những người thuộc nhóm tính cách khác nhau thì mình
Sử dụng ngôn từ của họ
Trong bước trên tôi có nhắc đến một kỹ năng rất quan trọng đó là Lắng Nghe. Lắng nghe sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được câu chuyện của họ, biết được họ dùng ngôn từ nào, để mình dùng những từ tương đồng như họ. Tránh sử dụng ngôn từ chuyên môn ở nơi công cộng khiến mọi người khó hiểu.
Trong kỹ năng giao tiếp ngoài sử dụng ngôn từ của họ ta cũng nên mô phỏng tương ứng cùng với tốc độ lời nói. Gặp người nói nhanh thì mình sẽ nói nhanh. Gặp người nói chậm thì sẽ nói chậm.
Trong kỹ năng giao tiếp ta Tránh tranh cãi

Trong cuộc sống của chúng ta, việc đúng và sai nó không giải quyết được việc gì, đôi khi đúng với người này lại sai đối với người kia. Nếu ta cứ mãi tập trung vào để tranh cãi ta đúng người sai thì mối quan hệ đó ta cũng dần mất đi.
You can be right or you can be happy
Còn nếu có quan điểm thì sao, tất nhiên ta công nhận quan điểm của họ, chúng ta cũng cần giữ quan điểm của mình, chúng ta không cần phải tranh luận đúng sai.
Đừng phán xét con người
Đây là một trong những điều cực khó: đừng phán xét con người, hãy nhận xét hành vi. VD: có nhân viên đi muộn giờ làm việc thay vì ta trách móc anh này là người đi muộn thì hãy nhắc nhở rằng: hôm nay anh A đi muộn.
Đi muộn là hành vi của họ chứ không phải con người họ.
Còn rất nhiều mẹo nữa được tôi chia sẻ ở trong video này, mời anh chị em đón xem để hiểu sâu hơn, rèn luyện cho mình tốt hơn.
Tôi chúc bạn sẽ tiếp tục thực hành để cải thiện được kỹ năng giao tiếp để đạt được kỹ năng giao tiếp tốt, phát triển tốt công việc kinh doanh của mình cũng như nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống
Vì sự thành công của bạn,
Phạm Thành Long