Search
Close this search box.

Buông bỏ – Bí quyết tiến xa hơn – Phạm Thành Long

Chúng ta đã có thể từng nghe về ba cụm từ: Để kệ nó, Buông bỏ và Đón nhận (Let Be, Let Go, Let In). Hôm nay, vì có 500 bạn facebook đã muốn điều này nên tôi sẽ bàn về Buông Bỏ. Buông bỏ có nghĩa là gì và làm thế nào để thực hiện được nó?

 

Chúng ta đang sống trong một xã hội có sự cạnh tranh khốc liệt, vì thế chúng ta dễ dàng bị ám ảnh bởi những thứ xảy ra xung quanh chúng ta. Nỗi ám ảnh này càng mạnh mẽ bởi những ham muốn về cơ hội, thành công, uy tín, hạnh phúc…

Chúng ta được lập trình để tin rằng để có được thành công hay hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta cần phải thực hiện, thực hiện, thực hiện và hoàn thành thêm vài công việc nữa. Điều này trên thực tế là đúng và tốt, tuy nhiên nó đã bị đẩy đi quá xa khiến chúng ta mất đi quan điểm sống và làm cho chúng ta không nhận ra những điều tuyệt vời mà đang xảy ra trong hiện tại.

Khi bạn để cho trạng thái sợ hãi, buồn bã, cáu giận xâm lấn, bạn tự làm hạn chế khả năng tìm ra giải pháp và có xu hướng làm cho tình hình tồi tệ hơn. Buông bỏ là quá trình bên trong giúp bạn loại bỏ các kháng cự để bạn có thể dễ dàng nhận ra điều cần làm là gì.

Để xem một ví dụ về sự từ bỏ, hãy hình dung điều này, trên hành trình của bạn, có những con chó sủa bạn. Hoặc là bạn mặc kệ nó, bỏ qua cảm giác của mình và tiếp tục đi, hoặc bạn tìm hòn đá để ném nó. Ngay khi bạn chọn cách buông xả không quan tâm, bạn nhanh chóng nhận ra rằng mình đang đi nhanh tới đích.
Hãy hình dung, bạn không thể nào đổ thêm nước vào cái cốc đầy, để có thể thêm nước vào, bạn phải đổ nước đi.
Hãy nhìn xem, tủ quần áo của bạn đã đầy, bạn cần bỏ bớt quần áo cũ đi để có thể thêm vào đó quần áo mới.

Hãy hình dung, bạn vẫn lưu giữ những bức hình, những email của người bạn tình cũ trong máy tính, trong một cái album nào đó, liệu bạn có thể có thêm một mối quan hệ mới?

Nếu bạn vẫn cứ quan hệ với những đồng nghiệp ở cơ quan cũ, những câu chuyện cũ tiếp tục đến với bạn, bạn lấy tâm trí đâu để dành cho công việc mới.

Buông bỏ là hành động giúp cho không còn rào cản trong suy nghĩ. Điều này sẽ loại bỏ sự sợ hãi, khó chịu, hay tức giận. Ngay lập tức, bạn trở nên sáng tạo và có khả năng phát hiện ra các giải pháp bạn có thể chưa bao giờ thấy trước đây.

Buông bỏ những cảm xúc tiêu cực, để bạn có thể chứa được những cảm xúc tích cực, điều mà giúp bạn có những năng lượng cho thành công.

Các bước để buông bỏ

Để thực hiện quá trình buông bỏ một cách dễ dàng hơn, chúng ta chia ra làm hai bước nhỏ.

Bước đầu tiên là tin tưởng.

Tin tưởng rằng không có vấn đề gì xảy ra, mọi thứ sẽ ổn. Ngay cả khi nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn trở thành sự thật, hãy nhận biết rằng, bạn vẫn sẽ bình an. Khi bạn biết rằng bạn sẽ ổn, không có vấn đề gì xảy ra, sự buông bỏ sẽ trở nên tương đối dễ dàng.
Bạn càng tin tưởng, bạn càng buôn bỏ được nhiều hơn và cuộc đời sẽ cho bạn nhiều hơn. Điều này sẽ củng cố thêm lòng tin của bạn. Khi bạn không tin tưởng, bạn chiến đấu, chống lại, mắc kẹt và sau đó rút lui. Điều này làm cho mọi thứ tồi tệ hơn, trong đó bạn lại củng cố “sự không tin tưởng.”
Tin tưởng là một sự lựa chọn. Sự lựa chọn do chính bạn tạo ra. Đó là một tuyên bố. “Tôi sẽ ổn không có vấn đề gì xảy ra. Tôi tin tưởng, chỉ vì tôi nói như vậy.”
Sự thật luôn là sự thật. Bạn đã có thời gian khó khăn trước và bạn đã thực hiện nó thông qua cảm xúc tiêu cực nào đó. Cuộc sống là chỉ khó khăn khi bạn kháng cự lại. Vì vậy, hãy từ bỏ sự kháng cự và tin tưởng vào cuộc sống. Tin tưởng rằng bạn sẽ ổn không có vấn đề gì xảy ra.
Nếu bạn đang tham gia vào tín ngưỡng hay tôn giáo, hãy cầu chúa hay cầu nguyện. Điều này luôn giúp điều mong muốn của bạn trở thành hiện thực nhanh hơn.

Hãy sẵn sàng đón nhận đau đớn

Bước thứ hai và quan trọng nhất trong quá trình buông bỏ là phải sẵn sàng để cảm thấy bị tổn thương. Điều này quan trọng bởi vì nó tránh cho chúng ta tự động tạo ra sự kháng cự khi bị tổn thương. Chúng ta dễ dàng kích hoạt sự kháng cự đối với những cảm giác và cảm xúc mới được xác lập khi bị tổn thương.
Nếu một hoàn cảnh nào đó gây ra một cảm xúc mà bạn sẵn sàng để đón nhận, hoàn cảnh đó sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nếu một trường hợp gây ra một cảm xúc mà bạn không muốn đón nhận, nó sẽ là vấn đề với bạn. Chìa khóa để giải phóng cảm xúc thật nhanh là sẵn sàngđón nhận tổn thương, đón nhận một cách có chủ ý. Đón nhận nó vì bạn chọn cách đó. Cho nó đến để rồi nó sẽ đi.
Nếu bạn không sẵn sàng với đớn đau, kiểu như là vô vọng, không đủ tốt, không đáng yêu, thất bại, hoặc bất cứ vấn đề quan trọng nào, bạn sẽ làm tổn thương này mạnh mẽ hơn và bạn không thể buông bỏ.
Cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục, nó sẽ vẫn trôi đi. Bạn sẽ luôn có thời gian để thực hành việc buông bỏ. Mỗi khoảnh khắc đều là cơ hội để cho đi và cảm thấy yên bình.

Cuộc sống diệu kỳ, cho những ai nắm được các quy luật về cuộc sống

Buông bỏ sự thất vọng

  1. Học tập và rèn luyện một kỹ năng mới thay vì quá chú ý vào những kỹ năng bạn không thể làm.
  2. Thay đổi nhận thức, hãy nhận ra rằng bạn chính là gốc rễ của mọi vấn đề, hạnh phúc hay bất hạnh, thành công hay thất bại.Hãy khóc thật thoải mái. Khóc sẽ giúp bạn đào thải các độc tố tích tụ trong cơ thể do căng thẳng được tạo ra bởi các cảm giác tiêu cực.
  3. Hãy làm ngay một vài hành động tích cực, gọi điện đến một vài nơi tuyển dụng mới, đi bộ, hoặc làm từ thiện.
  4. Sử dụng thiền hoặc yoga để trở về với thực tại. (thay vì mắc kẹt với những đớn đau trong quá khứ hoặc lo lắng về tương lai).
  5. Tạo một danh sách những thành tích của bạn, ngay cả những thành tích nhỏ nhỏ và bổ sung vào đó mỗi ngày. Bạn sẽ phải buông bỏ một chút bất mãn để tạo không gian cho việc tự hài lòng như vậy.
  6. Tham gia vào một hoạt động thể chất. Tập thể dục làm giảm kích thích tố căng thẳng và tăng endorphin, giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
  7. Tập trung tất cả năng lượng của bạn vào một cái gì đó bạn thực sự có thể kiểm soát thay vì quá chú ý vào những điều không thể.
  8. Bày tỏ cảm xúc của bạn thông qua một kênh sáng tạo, như viết blog hoặc vẽ tranh. Thêm vào danh sách việc phải làm và hoàn thành nó mỗi ngày. Đây sẽ là một lời nhắc nhở trực quan mà bạn đã chủ động lựa chọn để giải phóng những cảm xúc.

Buông bỏ Sự giận dữ và cay đắng

  1. Nhắc nhở bản thân rằng chỉ có ba lựa chọn: loại bỏ mình khỏi tình huống, thay đổi nó, hoặc chấp nhận nó. Những hành vi này tạo ra hạnh phúc; đừng tiếp tục giữ những nỗi niềm đắng cay;
  2. Đón nhận cảm xúc đầy đủ nhất. Nếu bạn kiềm chế cảm xúc của bạn, nó sẽ rò rỉ ra ngoài và ảnh hưởng đến tất cả mọi người xung quanh bạn, chứ không chỉ là người mà bạn đang tức giận. Trước khi bạn buông bỏ cảm xúc, hãy chấp nhận nó.
  3. Đeo một sợi dây cao su vào cổ tay của bạn và nhẹ nhàng vuốt nó khi bạn bắt đầu bị ám ảnh bởi những suy nghĩ về giận dữ. Điều này huấn luyện tâm trí của bạn để liên kết suy nghĩ tiêu cực với một sự đau đớn cần phải né tránh.
  4. Nhắc nhở bản thân rằng sự tức giận làm bạn tổn thương hơn người gây ra sự tức giận cho bạn, và hình dung nó tan đi như một hành động tử tế với chính mình.
  5. Nếu có thể, thể hiện sự tức giận của bạn cho người xúc phạm bạn. Trao đổi để cho họ biết bạn khó chịu tới mức nào. Hãy nhớ rằng bạn không thể kiểm soát được hành vi của người khác; bạn chỉ có thể kiểm soát về sự rõ ràng và tử tế của bạn
  6. Chịu trách nhiệm. Khi bạn đang tức giận, bạn tập trung vào những gì người khác đã làm sai, điều này sẽ làm mất năng lượng của bạn. Hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy mạnh hơn và ít đắng cay hơn.
  7. Đặt mình vào vị trí của người mắc lỗi. Chúng ta ai cũng đều phạm sai lầm, và khả năng là ta cũng có thể có dễ dàng trượt lên giống như chồng, cha, hoặc một người bạn đã làm. Lòng từ bi sẽ xua tan sự giận dữ.
  8. Làm một việc gì đó mang tính ẩn dụ để vứt đi những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, chạy bộ với một ba lô đầy các quả bóng tennis. Mỗi một đoạn vứt đi một quả bóng trong đó ghi nhãn một phần của sự tức giận của bạn. (Bạn sẽ cần phải nhặt rác đấy!)

Buông bỏ những mối quan hệ cũ

  1. Treo tuyên bố này ở nơi bạn có thể nhìn thấy dễ dàng: “Yêu bản thân là cách buông bỏ tốt nhất.”
  2. Tráo đổi những suy nghĩ tình cảm của bạn với sự kiện. Khi bạn nghĩ rằng, “Tôi sẽ không bao giờ được yêu một lần nữa!” Không cần cưỡng lại cảm giác đó. Thay vào đó, chuyển sang một suy nghĩ khác, như “Tôi đã học được một bài hát mới cho buổi karaoke tối nay.”
  3. Sử dụng các kỹ thuật giọng nói ngớ ngẩn. Trao đổi giọng nói trong đầu của bạn với một giọng nói phim hoạt hình sẽ giúp lấy lại năng lượng từ suy nghĩ rắc rối.
  4. Xác định rõ ràng những trải nghiệm đã làm bạn đóng lòng mình lại, để từ đó dễ dàng buông bỏ.
  5. Viết tất cả mọi thứ bạn muốn bày tỏ trong một lá thư. Thậm chí nếu bạn chọn không gửi nó, hãy mô tả rõ những suy nghĩ đã đưa bạn đến tình trạng hiện nay. Nhận diện chính xác nó để dễ dàng buông bỏ.
  6. Ghi nhớ cả những điều tốt và cả điều xấu về bản thân. Làm được điều đó, cho thấy rằng bạn là người bình thường, nó sẽ hạn chế tối đa cảm giác mất mát của bạn. Bạn dễ dàng buông bỏ nếu bạn là người bình thường hơn là một anh hùng.
  7. Hãy tiêu diệt các cảm giác lãng mạn đã có. Tất nhiên bạn sẽ cảm thấy bị tàn phá nếu bạn tin rằng bạn bị mất người bạn đời của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể tìm thấy một tình yêu tuyệt vời hoặc tốt hơn nữa, nó sẽ dễ dàng giúp bạn tiến về phía trước.
  8. Hình dung về một con người mạnh mẽ và tự tin, đó chính là bạn trước khi gặp tình yêu cuối cùng. Người đó thật tuyệt vời. Và, bây giờ bạn hãy trở thành người tuyệt vời đó.
  9. Tạo một không gian mới của bạn. Gỡ bỏ những bức ảnh của anh ta, xóa bỏ những email cô ấy đã gửi. Đừng cất giữ nữa, xóa bỏ mọi thứ liên quan tới cô/anh ấy ngay.
  10. Tự thưởng cho mình đối với những hành vi nhỏ của sự chấp nhận. Hãy trang điểm thật đẹp khi bạn xóa số điện thoại của anh ta ra khỏi máy, hãy tụ tập với bạn bè ngay khi bạn đã xóa được mọi thứ về cô ấy ra khỏi hòm thư của bạn.

Buông bỏ Căng thẳng

  1. Sắp xếp lại bàn làm việc của bạn. Hoàn thành một nhiệm vụ nhỏ làm tăng cảm giác kiểm soát và giảm mức độ căng thẳng của bạn.
  2. Viết ra hai danh sách: một với nguyên nhân gốc rễ của sự căng thẳng của bạn và một với những hành động để giải quyết chúng.
  3. Cười thật to. Tiếng cười làm dịu căng thẳng, cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn, và thậm chí giúp giảm bớt đau đớn. Nếu bạn không thể thư giãn trong thời gian dài, bắt đầu với chỉ mười phút xem một đoạn video hài hước trên YouTube.
  4. Hãy hít một hơi thật sâu, và thở ra từ từ. Điều này nhanh chóng đưa bạn về thực tại.
  5. Đắm chìm trong hoạt động nhóm. Vui vẻ với bạn bè sẽ giúp bạn xóa đi những lo âu.
  6. Hãy viết ra dòng này “Lo lắng có vẻ như là cần thiết nhưng thực ra chẳng có tác dụng gì.” Tự hỏi bản thân rằng liệu lo lắng như thế có ích gì sẽ giúp bạn dễ dàng buôn bỏ nó.
  7. Viết tất cả những lo âu, căng thẳng của bạn vào một tờ giấy, và quăng giấy vào lò lửa và nói với bản thân rằng nó đã không còn nữa.
  8. Thay thế những suy nghĩ của bạn. Mỗi khi bạn chuẩn bị hướng suy nghĩ của mình về những gì làm bạn căng thẳng, hãy ngay lập tức nghĩ về cái gì đó dễ chịu hơn, giống như đam mê hay sở thích của bạn.
  9. Hãy đi tắm hơi – sauna. Nghiên cứu cho thấy những người đi đến phòng tắm hơi ít nhất hai lần một tuần trong 10-30 phút ít căng thẳng hơn những người khác cùng làm những việc tương tự.
  10. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn mười năm kể từ bây giờ. Sau đó, nhìn hai mươi năm trong tương lai, và sau đó ba mươi. Bạn sẽ nhận ra rằng nhiều điều bạn đang lo lắng không thực sự quan trọng đối với tương lai của mình.

Tôi biết là danh sách này còn dài, còn nhiều cách khác nữa. Bạn có thể thêm vào danh sách này và cả các vấn đề khác của cuộc sống mà chúng ta cần phải thực hành buông bỏ.
Hãy đóng góp ở ô bên dưới về những vấn đề và cách thức mà bạn buông bỏ nó.

Đánh giá bài viết

Nội dung bài viết

Tìm hiểu thêm kiến thức

Thủ Thuật Bán Hàng: Mẹo Thu Hút Khách Hàng Nhanh Chóng, Ít Tốn Kém

Khi nhắc đến việc phát triển kinh doanh, nhiều người thường nghĩ ngay đến các chiến lược phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên, những thủ thuật bán hàng đơn giản nhưng hiệu quả mới là chìa khóa giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng, nhất là khi ngân sách có hạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những mẹo thu hút khách hàng hiệu quả

Xem chi tiết ⟶
quản lý cảm xúc

Quản Lý Cảm Xúc: Cách Để Vợ Chồng Luôn Hạnh Phúc Và Bền Lâu

Hôn nhân là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy ý nghĩa. Cuộc hôn nhân nào cũng sẽ phải trải qua những lúc thăng trầm. Rất nhiều cặp vợ chồng đã không đủ niềm tin và nghị lực để nắm tay nhau vượt qua giai đoạn khó khăn của hôn nhân. Biết cách quản lý cảm xúc sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn hòa thuận hơn, hạnh

Xem chi tiết ⟶

Kỹ năng Sống – Làm Gì Khi Chán Nản Và Muốn Bỏ Cuộc?

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc trước những khó khăn. Những lúc như vậy, làm thế nào để giữ vững động lực và tiếp tục phấn đấu? Đây là câu hỏi quan trọng mà mỗi người cần trả lời để trau dồi kỹ năng sống vượt qua giới hạn của chính mình. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ nguồn

Xem chi tiết ⟶

Học Kinh Doanh: Làm Thế Nào Để Tạo Ra Thị Trường?

Trong kinh doanh, một chiến lược đúng đắn có thể tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại. Một trong những bài học kinh doanh quan trọng mà các doanh nhân cần nắm là tạo lập thị trường. Đây không chỉ là việc bán hàng, mà là nghệ thuật xác định và chiếm lĩnh những nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đó phát triển một thị trường

Xem chi tiết ⟶